Kế hoạch Phổ cập THCS năm học 2013-2014

Cập nhật lúc: 09:56 10/07/2017

TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHỔ CẬP THCS

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 01/KH-PC

 

                                                            

KẾ HOẠCH PHỔ CẬP NĂM HỌC 2013 - 2014

 

          Căn cứ phương hướng nhiệm vụ GDTX năm học 2013-2014 của PGD&ĐT Lăk.

          Căn cứ phương hướng nhiệm vụ năm học 2013-2014 của Trường THCS Lê Quí Đôn.

Cá nhân phụ trách PCTHCS xây dựng kế họach hoạt động năm học 2013-20134 như sau:

            I. NHIỆM VỤ CHUNG:

- Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, lợi ích của học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020, Đề án Xóa mù chữ đến năm 2020.

- Củng cố hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân trong cộng đồng; Kết hợp trung tâm học tập cộng đồng với trung tâm văn hóa - thể thao xã nhằm giúp trung tâm hoạt động có hiệu quả và phát triển bền vững.

- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục thường xuyên, ưu tiên những địa bàn thuộc vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Tăng cường nền nếp, kỷ cương, hiệu quả hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học.

- Tiếp tục triển khai học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với việc thiết thực kỷ niệm 45 năm ngày Bác Hồ gửi bức thư cuối cùng cho ngành Giáo dục (15/10/1968-15/10/2013). Đưa nội dung các cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Hai không” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thành hoạt động thường xuyên của ngành.  

- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 10- CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, nâng cao chất lượng giáo dục phổ cập. Thực hiện tốt phân luồng sau trung học cơ sở và liên thông giữa các chương trình giáo dục, cấp học và trình độ đào tạo; đa dạng hóa phương thức học tập đáp ứng nhu cầu nâng cao hiểu biết và tạo cơ hội học tập suốt đời cho người dân. 

Nhiệm vụ được giao trong năm học: Phụ trách công tác PCTHCS và PCGDTH ĐĐT trên địa bàn xã Buôn Triết; giảng dạy môn vật lý 9a,b.

II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 

1. Thuận lợi:

- Đơn vị đã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học và chống mù chữ năm 1998. Năm 2006 được công nhận đơn vị đạt chuẩn quốc gia về PCGDTH và PCGDTHCS. Từ năm 2007 đến 2010 đã được BCĐ PCTHCS cấp huyện công nhận lại là đơn vị đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục THCS. Đây chính là cơ sở vững chắc, làm tiền đề tốt để thực hiện có hiệu quả công tác PCGD THCS cho các năm tiếp theo.

- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của  Đảng, chính quyền địa phương từ xã tới thôn buôn, sự nhiệt tình trách nhiệm cao của CB-GV-CNV 03 trường: trường THCS Lê Qúi Đôn; trường PTCS Lê Đình Chinh; trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm cùng sự hỗ trợ tích cực của hôi phụ huynh học sinh trong công tác PCGD THCS.

- Các ban nghành, đoàn thể đã có sự phối hợp với công tác giáo dục của xã (như đoàn thanh niên, hội phụ nữ).

- Cả xã có 03 trường học với 05 điểm lẻ. Trong đó 01 trường PTCS, 01 trường THCS, 01 trường TH trong đó có cả mầm non.

- Buôn Triết là xã có truyền thống hiếu học; có gia đình mặc dù kinh tế còn khó khăn nhưng cũng cố gắng luôi con ăn học, thậm chí có gia đình cả 05 người con đều đã và đang học đại học, cao đẳng…

- Nghành giáo dục đã thường xuyên có những văn bản chỉ đạo kịp thời trong công tác PCTHCS đối với xã.

- Đã thành lập được hội khuyến học và đang bước đầu đi vào hoạt động có hiệu quả. Hàng năm có tổ chức trao phần thưởng để động viên kịp thời các em có thành tích tốt trong học tập.

- Điều kiện cơ sở vật chất nhà trường cơ bản đủ cho cá nhân tôi trong công tác giảng dạy.

- Được BGH, các tổ chức nhà trường luân quan tâm giúp đỡ trong mọi công việc khi gặp khó khăn.

2. Khó khăn:

- Là một xã xa trung tâm huyện, đường xá đi lại còn khó khăn nhất là trong mùa mưa ở các thôn: Mê Linh, Buôn Tung Kiến Xương, Suối Ba. Phương tiện tuyên truyền thiếu thốn hạn chế, trình độ dân trí còn thấp, đời sống còn khó khăn. Đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc tại chỗ.

- Địa bàn trải rộng, dân cư phân bố không đồng đều, đặc biệt là có một số hộ di chuyển đến 2 bên bờ sông Krông Ana để sinh sống và sản xuất nên việc đi lại học tập của con em họ gặp rất nhiều khó khăn do chưa có đường giao thông dẫn đến việc tổ chức cho các học viên đang trong độ tuổi phổ cập đến học các lớp buổi tối còn gặp nhiều khó khăn.

           - Tổng số hộ là 1786 hộ, trong đó dân tộc tại chỗ 313 hộ chiếm 17,5%, hộ nghèo là 134 hộ chiếm 7,6%. (số liệu điều tra năm 2012)

          - Nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông tập trung vào lao động sản xuất, đặc biệt là người dân tộc tại chỗ, để lo cái ăn cái mặc hàng ngày.  Nhận thức của một bô phận nhân dân còn thấp, còn coi nhẹ việc học tập của con em mình.

          - Do tác động của quá trình phát triển kinh tế xã hội dẫn đến một bộ phận phụ huynh học sinh thiếu quan tâm đên việc học tập của con em mình dẫn đến học sinh bỏ học, đi làm ăn.

          -  Một số các em trong độ tuổi khi được huy động ra lớp còn ngại xấu hổ khi đi học, có em đến chỉ vì để chơi. Bên cạnh đó công tác an ninh trên địa bàn nhiều lúc nhiều nơi chưa thật đảm bảo, thường xuyên xảy ra việc đánh lộn thậm chí ngay tại lớp học vào buổi tối.

- Một bộ phận cán bộ thôn buôn, đoàn thể chưa thật sự quan tâm đế công tác phổ cập THCS; còn xem nhẹ, cho rằng đây là công việc của trường, của nghành giáo dục. Chính vì vậy nên công tác phối kết hợp giữa các đoàn thể trong công tác PCGD THCS trên địa bàn chưa thường xuyên liên tục nên công tác PCTHCS chưa đạt kết quả cao.

- Chất lượng giáo dục chưa cao do còn thiếu về số lượng, chất lượng đội ngũ không đồng đều, cơ sở vật chất mặc dù đã được xây dựng nhưng chưa đủ, tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học còn nhiều (đặc biệt là học sinh dân tộc tại chỗ) so với một một số xã khác.

          - Điều kiện học tập của học sinh chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy.

III. CÁC MỤC TIÊU NĂM HỌC:

1.1. Tiếp tục duy trì và củng cố tỷ lệ đạt chuẩn PCTHCS và PCGDTH ĐĐT trong năm học 2013-2014 và các năm tới, cố gắng phấn đấu tiến tới chuẩn bền vững.

1.2. Hoàn thành hồ sơ đề nghị UBND Huyện công nhận lại là xã đạt chuẩn PCTHCS và PCGDTH ĐĐT vào tháng 11 năm 2013.

1.3. Mở và duy trì 02 lớp PCTHCS (8,9) với 27 học viên. Phần đấu hoàn thành chương trình và xét tốt nghiệp vào tháng 6 năm 2013.

1.4. Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ; “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, đồng thời tiếp tục triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

1.5. Thực hiện đầy đủ quy chế chuyên môn ( hồ sơ , giáo án), bảo đảm dạy đúng, đủ chương trình mà Bộ, Sở GD-ĐT đã ban hành ; thực hiện nghiêm túc những chỉ đạo của BGH.

1.6. Chú trọng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và dạy phụ đạo HS yếu kém ngay từ đầu năm học.

1.7. Thực hiện công tác kiểm tra đánh giá học sinh theo đúng quy định của bộ giáo dục hiện hành.

1.8. Trong giảng dạy luôn chú trọng yêu cầu giáo dục toàn diện cho HS.

 

IV CÁC NHIỆM VỤ, CHỈ TIÊU VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1. Công tác Phổ cập THCS

- Tiếp tục duy trì và củng cố tỷ lệ đạt chuẩn PCTHCS và PCGDTH ĐĐT trong năm học 2013-2014 và các năm tới, cố gắng phấn đấu tiến tới chuẩn bền vững.

- Hoàn thành hồ sơ đề nghị UBND Huyện công nhận lại là xã đạt chuẩn PCTHCS và PCGDTH ĐĐT vào tháng 11 năm 2013

-  Mở và duy trì 02 lớp PCTHCS (8,9). Phần đấu hoàn thành chương trình và xét tốt nghiệp vào tháng 6 năm 2013.

Biện pháp thực hiện:

- Xây dựng đề án phổ cập

- Thành lập và kiện toàn ban chỉ đạo theo các quyết định

- Phân công các thành viên trong ban chỉ đạo bám sát nội dung công việc và địa bàn phụ trách

- Tham mưu của ngành giáo dục về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, thiết bị, hệ thống trường học

- Tổ chức lớp, huy động học sinh học phổ cập

 

V. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT:  Không

                                                    Buôn Triết, ngày 17 tháng 9 năm 2013

     Xét duyệt của BGH                               NGƯỜI LẬP

                                                                                          

 

 

                                                                                           

                                                                     Bùi Mạnh Cường